Văn khấn bài cúng nôm ngày giỗ thường cho tổ tiên cha mẹ
Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam lễ cúng ngày giỗ thường cho tổ tiên cha mẹ vô cùng quan trọng. Việc thực hiện lễ cúng ngày giỗ thường cho tổ tiên cha mẹ là phong tục mà hầu hết người dân Việt Nam nào cũng phải thực hiện ít nhất 1 lần trong đời. Tâm nguyện cầu xin bình an, hạnh phúc đến với gia đình và người thân… Hãy cùng https://datxoiche.com tìm hiểu Văn khấn bài cúng nôm ngày giỗ thường cho tổ tiên cha mẹ đúng chuẩn truyền thống dân tộc.
Văn khấn bài cúng nôm ngày giỗ thường cho tổ tiên cha mẹ
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn nôm ngày giỗ:
- Nếu ngày giỗ bố thì hải khấn là: Hiển khảo
Nếu ngày giỗ mẹ thì phải khấn là: Hiển tỷ
Nếu ngày giỗ ông đã mất thì khấn là: Tổ khảo
Nếu ngày giỗ bà đã mất thì khấn là: Tổ tỷ
Nếu ngày giỗ cụ bà đã mất thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
Nếu ngày giỗ cụ ông đã mất thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo
Nếu ngày giỗ anh em đã mất thì hải khấn là: Thệ Huynh, Thệ Đệ
Nếu ngày giỗ chị em đã mất thì phải khấn là: Thể Tỷ, Thể Muội
Nếu ngày giỗ cô dì chú bác đã mất thì hải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
Hoặc khấn chung là: Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nghĩa là nội ngoại Gia Tiên.
Văn khấn ngày giỗ thường
- Ngày giỗ thường được tính sau 2 năm của người mất. Ngày giỗ thường được gọi là ngày Cát Kỵ. Vào ngày này là dịp các thành viên trong gia đình tổ chức ngày giỗ tề tựu đông đủ, cùng tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại và bố hoặc mẹ người thân đã mất trên 2 năm.
- Sau 2 năm ngày mất, cái không khí đau buồn trong ngày tang lễ dường như không còn nữa. Mà thay vào đó là ngày vui được xum họp gia đình, cùng tưởng nhớ về những kỷ niệm đẹp với người đã mất. Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, rượu, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.
- Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
- Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị hành lễ.
Bài văn khấn ngày giỗ thường
- Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ…………
Tín chủ con là………….
Ngụ tại…………
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm…………..
Chính ngày giỗ của………….. (*) Xem hướng dẫn phía dưới
Thiết nghĩ. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn nghĩa xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề nào dãi tỏ. Ngày mai là Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mới………….. (họ tên người mất)
Mất ngày …………..tháng…………năm………….
Mộ phần táng tại…………….
Cúi lậy cầu xin linh thiêng hiện về linh sàng, chứng giám cho lòng thành. Và thụ hưởng lễ vật, độ trì cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự an lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lạy xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Bá Thúc, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Tỷ Muội, Huynh Đệ, Cô Di và toàn thể các hương linh tổ tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thụ hưởng.
Tín chủ con xin lạy mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bên cạnh chuẩn bị mâm cơm, hoa quả thắp hương thì bài văn khấn cúng là một phần quan trọng khi giỗ ông bà, cha mẹ. Nếu bạn lần đầu tiên làm giỗ, chưa biết bài văn khấn cũng khi giỗ ông bà cha mẹ thì tham khảo bài viết sau đây.
- Cúng giỗ là một phong tục tập quán từ ngàn đời xưa truyền từ thế hệ sang nhiều thế hệ khác. Cúng giỗ ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu nhớ đến ngày mất của người đã mất, luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên sinh ra ta. Vậy bạn đã biết cách cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Văn khấn, bài cúng như thế nào chưa? Nếu chưa hãy đến ngay bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé!
- Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.
Ý Nghĩa Của Việc Giỗ Ông Bà, Cha Mẹ
- Người Việt Nam luôn coi trọng đạo làm người, lòng hiếu thảo, nề nếp, gia phong. Do đó, cúng giỗ người đã khuất giúp người còn sống thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính, đạo hiếu đối với tổ tiên.
- Tùy vào điều kiện gia đình mà việc cúng giỗ tổ tiên tổ chức linh đình mời cả dòng họ hay là chỉ tổ chức ở trong gia đình. Dù là tổ chức như thế nào cũng đều thể hiện đến lòng thành kính tới người đã khuất.
Những Ngày Cúng Giỗ Quan Trọng
Ngày cúng giỗ được người dân Việt Nam chia thành ba ngày cúng giỗ quan trọng:
Giỗ đầu
- Đây chính là ngày giỗ được tiến hành vào đúng một năm người thân mất. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.
Giỗ hết
- Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng hai năm người thân mất. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.
Giỗ thường
- Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi. Đối với ngày giỗ thường thì mọi người thường không tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu và giỗ hết, có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình.
Những ngày quan trọng trong cúng giỗ
- 1. Giỗ đầu: là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
- 2. Giỗ hết: là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
- 3. Giỗ thường: là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi.Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như 2 giỗ trước.
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm Văn khấn bài cúng nôm ngày giỗ thường cho tổ tiên cha mẹ