Home » Tổng Hợp - Datxoiche.com » Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng đầy đủ nhất

Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng đầy đủ nhất

Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng

Khi đi lễ đến đền Sòng hay đền cô Chín thì bất kỳ bạn nào cũng cần đến Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng đúng chuẩn để cầu tài lộc và bình an. Đền Sòng cô Chín hay còn gọi là đền Cô Chín Giếng tọa lạc tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Hãy cùng https://datxoiche.com tìm hiểu Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng

Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng

  • Con Nam Mô A Di Đà Phật
    Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
    Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật
    Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp
    Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

    Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai
    Con sám hối con lạy Phật thích ca
    Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát
    Con nam mô a di đà phật
    Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh
    Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế
    Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
    Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu
    Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

    Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
    Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.
    Con lạy Tam vị chúa mường
    Chúa mường đệ nhất tây thiên
    Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ
    Chúa mường đệ tam Lâm Thao
    Chúa Năm Phương bản cảnh

    Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn
    Quan lớn đệ nhất
    Quan lớn đệ nhị giám sát
    Quan lớn đệ tam Lảnh giang
    Quan lớn đệ tứ khâm sai
    Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

    Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
    Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông
    Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ
    Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ
    Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương
    Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung
    Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng
    Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

    Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
    Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ
    Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ
    Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An
    Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn
    Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể,
    Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
    Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………
    Tín Chủ ……………..Tuổi ………….
    Ngụ Tại ………………………………
    Con xin: ………………………………….

Chuẩn bị lễ vật Đền Cô Chín

  • Tại Đền cô có rất nhiều đia chỉ bày bán phong phú nhiều đồ lễ. Bên cạnh những mâm lễ mặn là những mâm vàng mã, cây tiền, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tuỳ tâm đôi khi là thẻ hương, bông hoa và vài tập tiền âm phủ, có người cầu kỳ thì đĩa xôi, con gà, mâm quả đủ đầy không nữa thì dâng nhưng bộ vàng mã đặc trưng. Bước vào cửa Cô thắp nén hương và thành tâm cầu khấn để xin lộc Cô, cầu khấn cho một năm khoẻ mạnh, làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc, cầu con cầu của…

Lễ hội Đền Cô Chín

  • Đền Cô Chín là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín quý khách còn được tham quan dòng suối trong mát( tương truyền là chín miệng giếng thiêng).
  • Hàng năm có rất nhiều du khách khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Vào ngày 26/2 âm lịch thường có lễ hội truyền thống( lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội). Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức chảy hội về đền cô để cầu xin Sức Khoẻ – Bình An – Tài Lộc – Làm Ăn Kinh Doanh.

Đền cô Chín

  • Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa; Nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Được tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo.
  • Trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công Chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng; Chúa Liễu Hạnh được Cửu thiên Huyền Nữ hóa phép che chở; được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ , nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật, và cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước đi từ Đền Sòng sang đến Cô Chín, như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em – Một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ , đã có công cứu hộ Chúa Liễu Hạnh, Nhân dân lập đền thờ ngay bên cạnh chín cái giếng thiêng, Vì vậy ngồi đền đó được dân quen gọi là Đền Chín Giếng, hoặc Đền Cô Chín. Trước đền là suối Sòng ( Dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và Đền Chín Giếng). Dưới mặt suối thiên nhiên kiến tạo nên cảnh quan kỳ vĩ với 9 miệng giếng sâu quanh năm dâng nguồn nước trong xanh, không bao giờ vơi cạn.

Cô Chín Thượng Thiên

  • Theo Truyền thuyết Cô Chín Thượng thiên theo hầu Mẫu Tây Thiên; cô được thờ tại Đền Cô Chín Thượng Thiên ( cạnh Đền Mẫu Tây Thiên); và tại 1 Đền đi qua Đền Chầu Mười.

Cô Chín Âm Dương

  • Cô Chín Âm Dương được thờ tại Âm Dương Linh Từ. Địa chỉ: xã Phú Long ; huyện Nho Quan; Ninh Bình. Dân trong vùng thường gọi cô là Cô bé âm dương.
  • Trong đại chiến Sòng Sơn; quân lính bị thương rất nhiều và được đưa về Nho quan; Ninh Bình. Vua cha thấy vậy liền sai Cô Chín xuống luyện thuốc cứu binh lính. Nước cô chín luyện là lấy ở giếng gần đấy; chính là cái giếng có Chín mạch nước nối liền với đền cô Chín Sòng Sơn. Khi xong việc; cô thác hóa về trời. Binh lính và dân chúng đội ơn nên lập đền thờ phụng. Do chiến tranh tàn phá; đền và giếng bị san lấp. Hiện nay ngôi đền được xây lại cách đấy khoảng 200m. Ai có duyên với Cô; cô cho nước tại giếng nước âm dương linh thiêng để chữa bệnh.
  • Từ đền Đồi ngang đi lên Phố cát khoảng 3km đến Thôn 5; xã Phú Long. Các bạn hỏi thăm đường đi Cúc Phương ( khoảng 18 km đến Cúc Phương ). Các bạn đi thẳng; khi nào gặp ngã 3 to nhất thì rẽ tay trái và đi thẳng ( sẽ đi qua 1 doanh trại quân đội ). Đi khoảng 3 – 5km là đến Đền thờ cô Chín Âm dương. Nhiều người sát cửa Cô; được cô báo về nhưng không biết đường về. Ad post thông tin lên mong là hữu ích với các bạn.

Cô Chín Sòng Sơn

  • Cô Chín Sòng sơn được thờ tại Đền Sòng Sơn; theo truyền thuyết xưa kể lại cô Chín là một cung nữ trên thiên đình; do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc; Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
    Ngày tiệc cô Chín Sòng Sơn 19/9 âm lịch.

Cô Chín Thượng Ngàn ( Cô Chín Tít Mù)

  • Khác với cô chín Giếng ở đồng bằng; cô chín Tít mù ở thượng ngàn. Cô có tài trị bệnh bằng nước Suối. Tuy nhiên ít người hầu về giá cô.
  • Đền cô lập ở Tít mù; Đồng mỏ; trên đường lên Chầu 10 mỏ ba. Ngôi Miếu nhỏ có suối nước thiêng; ai kêu cầu cô về in bóng trên nước Suối; đầu quấn khăn tía; có người dâng cô nón đỏ; có người dâng cô nón xanh để xin thuốc chữa bệnh. Ngoài ra Cô chín thượng ngàn còn được thờ tại Đền Và ( nơi thờ Đức thánh Tản viên sơn thánh).
  • Cô giáng vào Lê Triều; cô Chín còn hiển linh báo cho một người đào được vàng sau Đền cô; sau này người này phát tâm xây dựng vào Đền cô.
  • Thông thường cứ đến tết dân địa phương lại đi lễ Đền cô; sau đó vào lễ Chầu 10.Khi ngự đồng Cô chín thượng mặc áo như Chầu đệ nhị thượng ngàn; nhưng là áo ngắn vạt; chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu 10 đánh giặc.

Đền thờ Cô Chín Suối Rồng – Đồ Sơn – thành phố Hải Phòng

  • Vì đền Cô Chín nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn gọi Đền Cô là Đền Cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi đền cô là Đền Cô Chín Suối hay Đền Cô Chín Rồng.

Đền Cô Chín Tây Thiên

  • Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc đẹp.

Đền Cô Chín Đồng Mỏ

  • Đền Cô Chín Đồng Mỏ hay còn gọi là đền Cô Chín Mỏ Ba hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đây là một ngôi đền nằm trên lưng chừng một ngọn núi. Để đến được đền Cô thì có hai cách: Đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ lên hoặc đi xuống từ Đền Chầu Mười Đồng Mỏ. Nói chung cả hai con đường lên đều phải đi bộ leo dốc với dốc cao. Đến được đền Cô thì thực sự phải là người có tâm với cô.

Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm Văn khấn bài cúng cô Chín đền Sòng