Home » Tổng Hợp - Datxoiche.com » Biểu hiện của người có căn đồng là gì?

Biểu hiện của người có căn đồng là gì?

Chúng ta hay nghe mọi người đề cập đến vấn đề căn đồng, những người căn đồng (căn quả, căn số). Vậy bản chất căn đồng là gì? Người có căn là gì. Tìm hiểu thêm người có căn âm , cách xem căn số , cách soi căn, căn tư phủ là gì….

Căn là gì? Biểu hiện của người có căn đồng
Căn là gì? Biểu hiện của người có căn đồng
  • Liệu có phải như dân gian đồn thổi, họ là những người được thánh thần ban phước, lựa chọn để hô mưa gọi gió hay không? Biểu hiện nào cho thấy một người có căn đồng?
  • Thanh đồng Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1991, nữ y tá tại bệnh viện Gia Lộc, Hải Dương. Cô gái này tới với nhà thánh trước hết là từ chữ “duyên” sau đó là “phúc” và theo cô, cơ bản là do bản thân cô là người có căn đồng.
  • Một số quan điểm cho rằng, hiểu theo đúng nghĩa của từ thì “căn” là gốc rễ, nguyên nhân, căn nguyên của một sự vật, hiện tượng nào đó còn “đồng” mang nghĩa là sự trong sáng, ngây thơ, như một đứa trẻ không tì vết. Lại có tài liệu chỉ ra rằng “đồng” ở đây là viết tắt của từ “công đồng” nghĩa là ám chỉ triều phục của các quan trong nghi lễ chứ không liên quan tới “nhi đồng”. Cũng từ những khái niệm này mà trong dân gian có nhiều cách lý giải khác nhau.
  • Một số người cho rằng, người có căn đồng là những người có nghiệp duyên, nghiệp chướng hay dễ hiểu hơn là mang trong mình những tội lỗi đã gây ra từ kiếp trước hoặc kiếp này. Tới khi vận đến, những người này phải chịu hậu quả, phải đón nhận kết quả xấu do chính mình tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở. Những người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, cứu vớt và chấm chọn để thay mặt Thánh làm việc cứu độ thế gian, ban phúc, làm việc thiện bằng nhiều cách để chuộc lại lỗi lầm của bản thân cũng như có cơ hội an nhiên, thanh thản sau khi thoát sinh. Và chính vì vậy những người có căn đồng giống như một đứa trẻ được các Thánh dẫn dắt đi theo lí trí, lẽ phải, được thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống, chuộc lại lỗi lầm.
  • Theo tín ngưỡng thờ Mẫu (còn gọi là đạo Mẫu hay đạo Thánh Tứ phủ) người có căn đồng là người sinh ra ở dương thế nhưng có số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế hay là con của cửa Tứ phủ công đồng. Cũng giống như quan niệm của dân gian, tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người được các Thánh chấm, tùy theo căn số của từng người mà sẽ được Thánh bắt đi lính hầu đồng hay không.
  • Người có căn đồng thực chất là người có năng lực cảm thụ tâm linh lớn. Họ có thể xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội và có chung một số những biểu hiện nhất định như cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, luôn có cảm giác mình có người che chở, bảo vệ, có cảm xúc đặc biệt khi tham dự những buổi hầu đồng hay
    các nghi lễ liên quan

Biểu hiện của người có căn đồng là gì

  • Những người có căn đồng thường có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số của từng người nặng hay nhẹ nhưng hầu hết là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Một số những biểu hiện thường thấy ở người có căn đồng như sau:
  • Người có căn đồng đôi khi có ảo giác, nằm mơ thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.
  • Người có căn đồng khi tham gia các buổi hầu đồng, hầu Thánh, họ thường thấy tâm hồn lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn và cảm nhận được sự đồng cảm qua những lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh. Ở mức độ nặng hơn, họ có những hành động, cử chỉ và lời nói trong vô thức. Mặc dù vẫn nhận biết rõ mọi vật xung quanh nhưng không tự chủ được. Cái này còn gọi là sát căn, nghĩa là khả năng hấp thu tâm linh lớn.
  • Một số người có căn đồng bị hành khiến cho gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao. Bản thân luôn bất an, ngày đêm lo lắng mà không rõ nguyên do, chỉ luôn thấy cảm giác bất ổn thường trực và lo sợ chuyện không hay xảy đến với mình.
  • Có người nghiệp duyên nặng nề dẫn tới tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, ăn nói lung tung, hay nói chuyện Thánh thần nhưng đôi lúc lại hoàn toàn bình thường.
  • Có những căn đồng bị hành bệnh, giống như giả vờ, khi đưa đi chữa trị thì lại bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra.
  • Có những người không bị hành bệnh, không có biểu hiện gì khác thường nhưng trong thâm tâm lại cảm thấy không ổn, nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, luôn có lực nào đó thúc đẩy họ đến cầu Mẫu, xin Thánh thần.
  • Người có căn đồng có cuộc sống đời thường rất đa dạng, xuất thân từ nhiều thành phần xã hội nhưng đều trải qua thời gian bị hành mới biết đến Thánh đức của mình. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa hiện tượng khách quan tự nhiên và người có căn số đang trong giai đoạn hành. Ngoài ra, ta cần phải hiểu rằng, người có căn đồng không chỉ đơn giản là nhận lộc Thánh, truyền lệnh Thánh hay hô mưa, gọi gió. Họ cũng phải trải qua nhiều kiếp nạn, phải chịu thử thách để tìm đến con đường chính đạo. Khi xác định được như vậy thì mới không hiểu sai về quan niệm căn đồng và không làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu bị biến tướng theo hướng mê tín dị đoan.

Ông Hoàng Mười

  • Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản
  • Có tài liệu cho rằng Ông là hiện thân của Tướng Quân Nguyễn Xí. Có tài liệu cho rằng Ông là hiện thân của Tướng Lê Khôi, lại có một dị bản khác cho rằng ông chính là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ.
  • Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng, ông Hoàng Mười là hoá thân của các vị Lý Nhật Quang, Lê Khôi, Nguyễn Duy Lặc, Nguyễn Duy Nhân và Nguyễn Xí. Đó là những nhân vật lịch sử có nhiều công trạng của xứ Nghệ.
người có căn âm
người có căn âm

Quan Hoàng Mười là ai

  • Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu văn hóa thì giả thuyết ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí (xuất thân tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ngày nay) có sức nặng hơn cả. Bởi xét về lịch sử ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí. Hơn nữa, Nguyễn Xí lại là quan đại thần, là bậc Khai Quốc Công thần có công phò vua đánh tan giặc Minh xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, ông được Lê Lợi phân công cai quản đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Nguyễn Xí là vị quan phò tá qua 4 đời vua Lê gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông. Khi thiên hạ thái bình, ông lại cùng ăn, cùng ở với dân, giúp bách tính vượt qua khổ ải vươn đến phú quý, hưng thịnh. Xét trên công lao đó, dân chúng chí tôn ông là Thánh Hoàng Mười là điều hiển nhiên và dễ hiểu hơn.
  • Về thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân là tướng Lê Khôi và tướng Nguyễn Xí lại khá giống nhau.

Thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân là tướng Nguyễn Xí:

  • Theo thần tích này, Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.

Thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân của Tướng Lê Khôi:

  • Đây là thần tích được lưu truyền tại Đền Củi: Lê Khôi là một tướng quân rất giỏi của Lê Lợi. Lê Khôi là cháu gọi Lê Lợi bằng chú. Chuyện kể rằng khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè xuôi sông Lam về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mối đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.

Đền thờ chính của Ông Hoàng Mười:

  • Hiện có thể coi Ông có hai đền thờ chính là Đền Chợ Củi bên đất Hà Tĩnh và đền Hưng Nguyên bên đất Nghệ An.
  • Theo Trái tim Việt Nam Online thì Đền Củi trước đây là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Sau này sau khi tướng Lê Khôi mất, Ông Hoàng Mười mới được phối thờ vào đền:
  • ” Trên mặt Tiền ở nhà hạ điện dài 9m, rộng 0,6m của ngôi đền có 4 chữ hán to: “Thánh mẫu linh từ”. Nghiên cứu các tài liệu thành văn và khảo sát thực địa, có thể khẳng định vị thần được thờ chính trong đền Củi là thánh mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay chưa tìm được niên đại ra đời của đền Củi. Khi Lê Khôi đến trấn thủ ở Nghệ An đã thấy có ngôi đền này nhưng quy mô còn rất nhỏ và lợp tranh. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo đền mới được lợp ngói. Diện mạo ngôi đền Củi ngày nay, có phong cách kiến trúc đậm đà dấu ấn thời Nguyễn.
  • Để nhớ công ơn ông Lê Khôi, người đưa lại cuộc sống ấm no cho mình nên sau khi ông mất (1446), nhân dân lập bài vị ông đưa vào phối thờ ở đền. Trong đền Củi còn thờ cả Hưng Đạo đại Vương, nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần”.
  • Đền Hưng Nguyên hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ nằm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha. Nhưng sau này trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đền đã trở thành phế tích và hầu như không còn gì. Dân gian quanh vùng còn kể rằng năm 1986. Do mưa lũ do đền bên Mỏ Hạc bị hư hại nặng nên đã gửi đồ tế tự của Ông Mười sang đền Củi. Đến năm 1995, nhà nước mới bắt đầu cho xây dựng lại ngôi đền từ nền đất cũ.
  • Nhân vật chính được thờ tại đền Hưng Nguyên là Thái uý Vị Quốc công Lê Khôi; Phúc Quận công; Thượng Tướng quân Nguyễn Duy Lạc.
  • Điều rất quan trọng và đáng suy ngẫm là đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới là đền lưu giữ đến 21 đạo sắc phong về Quan Hoàng Mười.
  • Như vậy, theo các sắc phong của các triều đại phong kiến thì đền Hưng Nguyên mới là đền chính của Ngài, còn theo tâm thức của người đời thì đền Củi là đền chính của Ngài.
  • Các đạo sắc phong thần được họ Nguyễn làng Xuân Am cất giữ. Có thể do trong số bốn vị thần được thờ ở đây có Ngài Nguyễn Duy Lạc. Ngài Nguyễn Duy Lạc cũng là một tướng tài của Lê Lợi

Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu một cách thấu đáo. Bài viết sau đây được tổng hợp từ nhiều ý kiến, mong mang đến cho độc giả một góc nhìn cụ thể hơn về căn đồng để từ đó có phương thức hành xử hợp lý trong đời sống tâm linh của mình.

  • Chúng ta vẫn thường nghe thấy nói đến những người có căn đồng, “số lính”. Họ là những người sinh ra để đi hầu thánh. Vậy ở họ có những biểu hiện gì đặc biệt?
  • Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng biết một cách thấu đáo. Chính vì không hiểu nên nhiều người vẫn bị lừa phỉnh, mê muội trong tâm linh, dẫn đến hao tiền tốn của, mất thời gian, tự mua dây buộc mình.

Căn đồng là gì?

  • Trong các tôn giáo, tín ngưỡng phổ biến trên thế giới, Đạo Thiên Chúa có hình thức hành lễ long trọng kèm theo âm nhạc, hát đồng ca trong nhà thờ với dàn đại phong cầm hết sức tuyệt vời, tạo ra không khí trang nghiêm, thành kính.
  • Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần với tập tục hầu bóng, lên đồng, kèm theo các động tác múa đặc trưng của từng vị Thánh nhập đồng, thực hiện nghi lễ trong môi trường âm nhạc, ca hát tưng bừng.
  • Trong môi trường hành lễ trang nghiêm và tâm linh như vậy, người có hệ thần kinh yếu rất dễ chịu tác động của không khí buổi lễ, dẫn đến làm thay đổi thần thức, cảm giác hoà nhập với không khí linh thiêng thần thánh.
  • Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng…
  • Về mặt Thần kinh học, người ta cho rằng những người đó có hệ thần kinh yếu, dễ xúc cảm. Khi có tác động bên ngoài, tâm thức những người đó có xu hướng hoà nhập với môi trường.
  • Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát khi Thánh giáng vào người con đồng.
  • Đặc biệt, trong môi trường thực hành nghi lễ tâm linh, yếu tố âm nhạc, ca múa hát, mùi nhang khói, lời lẽ và âm thanh khấn vái… có tác dụng rất mạnh. Nếu người hầu đồng có hệ thần kinh như vậy, việc hoà nhập tâm linh trong trạng thái Thánh giáng là điều tất yếu.
  • Người ta gọi hiện tượng trên là “Ốp đồng”. Người rơi vào trạng thái trên gọi là người bị ốp đồng. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần, những người như vậy được cư dân tín ngưỡng gọi là NGƯỜI CÓ CĂN ĐỒNG.
  • Căn đồng là một hiện tượng được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai muốn là có căn. Người ngồi hầu Thánh có cảm giác hào hứng, hoà nhập lễ nghi tâm linh khi thực hành nghi lễ hầu bóng cũng chưa phải là người có căn đồng.
  • Chỉ có những người có hệ thần kinh yếu ở mức độ nào đó khi đi lễ đền, phủ mới bị hiện tượng ốp đồng và người ta gọi họ là những người căn cao, số nặng, là người có duyên (có căn) với các vị Thánh trong Tứ phủ.
  • Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng.
  • Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh bắt đi lính làm đồng.
  • Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…
  • Nhưng nếu mình biết đến cửa Thánh, cúi đầu đội lệnh, chẳng dám đơn sai thì mọi việc sẽ khác hẳn, bệnh hết, mạnh khỏe, bình an, công thành danh toại.
  • Nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình đồng, mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền, phủ suốt đời. Nếu bỏ cuộc sẽ bị Thánh trách quở; mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt.

Định nghĩa chính xác của khái niệm căn đồng

Căn đồng, căn quả, căn số đều là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Nội dung sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.

Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.

Đồng có nghĩa là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.

Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở.

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài.

Bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Thanh đồng – người có căn số hầu đồng (căn đồng)

  • Theo tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo mẫu – hay đạo thánh tứ phủ ) người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng.
  • Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh chấm , tùy theo căn số của từng người mà sẽ được Thánh bắt đi lính hầu đồng hay không.

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng rất khác nhau , nó tùy thuộc vào các mức độ của những người có căn số nặng hay nhẹ. Những người có căn số thường có một số biểu hiện như sau:

Đặc điểm 1: Hay bị ảo giác, mơ thấy thần thánh

  • Người có căn đồng thi thoảng hay rơi ảo giác, chiêm bao thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.

Đặc điểm 2: Có căn đồng trên lá số Tử vi

  • Đi xem bói để biết bản thân có căn đồng hay không: Nhiều người chỉ nghe thầy tứ phủ phán bảo về căn số của mình, rằng có căn với Quan lớn này, Cô, Cậu nọ rồi phải đăng đàn làm lễ trình đồng, mở phủ, tự mình gây không ít khó khăn cho mình và hao tiền tốn của.
  • Người ta cho rằng có nhiều cách để biết được căn số của mình. Ví dụ: được các ngài báo mộng; được các ngài về ốp đồng khi mình tham gia hành lễ trình đồng; khi hầu bóng mà mình luôn thích xem và say mê về giá đó; hoặc có thể là do xem bói mà biết được.
  • Nhưng xem bói phải hết sức lưu ý, không phải thầy nói gì mình cũng tin, vì bây giờ cũng lắm thầy làm vì tiền hơn là làm vì tâm để cứu thế độ dân. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng không phải không có đường thoát, đó là nhờ lập Bát tự để tìm hiểu căn số của mình.
  • Đương nhiên người lập Bát tự phải hết sức am hiểu và giỏi Dịch lý. Hơn nữa, người có căn hay không cũng có thể tự nhận biết qua các hiện tượng trên.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý phải khẳng định người có căn đồng là những người mạnh khoẻ, có thể chất, tinh thần và tâm lý hoàn toàn khác với người bị bệnh tâm thần phân liệt.

Đặc điểm 3: Thăng hoa khi đi hầu đồng

  • Khi tới tham gia các Thánh lễ, các buổi hầu đồng, họ thấy tâm hồn mình lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn. Họ cảm nhận được sự đồng cảm với cuộc đời Thánh đức trước kia qua các lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh.
  • Nếu ở mức độ nặng hơn thì họ có những hành động, cử chỉ, lời nói một cách vô thức trong lúc họ hoàn toàn thấu biết mọi sự xảy ra xung quanh, thấy biết được mình đang hành động như thế nào nhưng không tự chủ được.

Đặc điểm 4: Bị Thánh hành

Có nhiều trường hợp sau khi bị Thánh hành mới biết mình có căn số phải đi hầu:

– Có người bị hành thì gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì.

  • Bản thân họ tâm hồn bất an, cứ ngày đêm lo lắng, nhiều khi không biết mình lo lắng gì, cảm giác bất ổn luôn thường trực, cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng xảy đến với mình.

– Có người nghiệp duyên nặng nề, có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện Thánh thần, tuy nhiên “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không, nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ.

  • Cần phân biệt Thánh hành với ma quỷ nhập hồn: Cũng có những trường hợp cần phải phân biệt bị “điên” do Thánh hành với bị điên do bị ma quỷ nhập hồn.
  • Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình, còn ngược lại, người do ma quỷ hành thì lại có những hành vi man rợ, hạ đẳng.

– Có những người không bị hành bệnh, bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường, nhưng trong thâm tâm họ cảm thấy có gì đó không ổn, ngày đêm nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, cứ tưởng tượng như có một lực thúc đẩy họ phải đến cầu Mẫu hay Thánh thần.

  • Người có căn đồng khi nào cần làm lễ trình làng mở phủ

– Với người có căn đồng nhẹ:

  • Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi,bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự.
  • Muốn làm lễ bốc bát nhang bản mệnh,trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng.
  • Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Nếu vì lý do nào đó mà tạm thời đi các đền, phủ khác để thực hành nghi lễ thì phải xin và được sự đồng ý của Đồng thầy.

– Với người có căn đồng nặng:

  • Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo liệu được việc Thánh.
  • Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn bó với Thánh.
  • Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang có ‘người âm’, vong hồn theo

Bị “duyên âm” bám đuổi

  • Có lúc nào bạn cảm thấy có “ai đó” đang đi theo mình không? Chuyện “duyên âm” hay chính là tình duyên giữa người sống và người chết đã không còn xa lạ nhưng chắc chắn vẫn khiến không ít người phải sởn da gà khi nghĩ đến.
  • Theo tâm linh, duyên âm có thể được hiểu như mối duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác mà thường thấy là các tà ma, vong linh, vong hồn lạc,… Cũng có thể đó là những người bị chết oan, chết yểu,.. chưa được siêu thoát.
  • Thường thì mối duyên này chỉ xảy ra với những người vừa mới mất, đã qua 49 ngày, họ sẽ đi theo những người “hạp vong” với mình.
  • Còn tiền duyên được hiểu là mối duyên sâu nặng còn dang dở của một người trần với một người từ kiếp trước chưa đến được với nhau vì một trắc trở nào đó và họ sẽ lang thang đi tìm bạn cho đến cùng.
  • Thật nguy hiểm và cũng thật đáng sợ khi vô tình hay cố ý bạn bị “lọt vào mắt xanh” của một người đã chết, họ sẽ đeo bám bạn khiến cho bạn luôn có nhiều cảm giác bất thường. Trong khi đang sống ở cõi âm nhưng họ không hề nghĩ là họ đã chết, vì thế khi bạn đi qua những nơi vắng vẻ, nghĩa trang, hay nơi từng xảy ra vụ tai nạn, chết người thì hãy cẩn thận dù không chắc bạn có trở thành người bị duyên âm bám theo hay không.
  • Và hãy cảnh giác trước những dấu hiệu dưới đây, nó cho thấy bạn đang bị “người âm” bám theo

Tâm trạng vui buồn thất thường

  • Bạn luôn có tâm trạng vui buồn bất thường, cảm thấy trong người có nhiều ấm ức, buồn bực dù rằng thực tế có thể chúng không đáng để buồn. Bạn hay mặc cảm, uất ức,..

Hồi hộp bất an, nôn nóng không yên

  • Bạn đừng nghĩ rằng nóng ruột là cảm giác bình thường, nó có thể là linh cảm xấu của bạn về một sự việc nào đó có thể xảy ra. Tuy nhiên hãy cẩn trọng nếu những linh cảm đó không xảy ra, nó có thể là dấu hiệu bạn đang có duyên âm đấy.

Tình duyên lận đận

  • Nếu đường tình duyên của bạn thường xuyên xảy ra trục trặc hoặc luôn rất lận đận, chia tay không lý do khi yêu, vợ chồng không hạnh phúc, hiếm muộn,… hay cãi nhau,.. thì có thể là bạn đang bị vướng phải “duyên âm”. Hẳn là có kẻ nào đó đang quấy phá mối tình của bạn khiến bạn vẫn chưa thể yên ổn trong đường tình duyên.
  • Có thể nói, dù có duyên âm hay vong hồn bám theo thì đây cũng là những dấu hiệu chẳng lành, có thể gây nhiều tai họa dù lớn hay nhỏ đến bạn. Bạn có thể được người âm giúp đỡ về mặt công danh, sự nghiệp nhưng chắc chắn sẽ trắc trở trong tình duyên. Hoặc có thể nhiều tai họa đáng tiếc có thể xảy ra.

Khó giữ thăng bằng, chóng mặt

  • Nếu không phải là triệu chứng của bệnh tụt huyết áp hay thiếu máu thì chắc chắn rằng bạn đang bị ma ám hoặc người âm theo. Có lúc bạn sẽ thấy bồng bềnh, thật khó khăn để giữ thăng bằng hoặc choáng. Đây là những dấu hiệu rất đáng nghi ngại về hiện tượng tâm linh này.
  • Thường nằm mơ thấy những chuyện liên quan đến dục vọng
    Nếu những giấc mơ của bạn thường xuyên xuất hiện “chuyện ấy” thì hãy cẩn trọng, vì những người khi còn sống có ham muốn cao thì khi chết cũng rất có thể bám đuổi bạn. Điều này đã được chứng minh qua nhiều câu chuyện có thật. Thông qua giấc mơ chính là cách họ đang “giao tiếp” và liên hệ với bạn, hoặc cũng có thể hiểu là bạn đang “ngủ” cùng một người không ở thế giới này.
  • Điều này có thể dẫn đến hậu quả là có thể bạn sẽ bị bóng đè, khó thở, mặt tái nhợt trong giấc ngủ. Nếu điều này lặp lại nhiều lần, hãy tìm đến những người thông thuộc lĩnh vực tâm linh để nhờ giúp đỡ.

Tổng kết

Trên đây là những biểu hiện rõ nhất của người có căn số hầu đồng. Tùy từng người, tùy hoàn cảnh, trường hợp mà có những cách trình đồng hoặc làm lễ tiễn căn khác nhau.

Do có nhiều người lợi dụng việc lên đồng, hầu đồng để trục lợi nên tín ngưỡng tâm linh cao đẹp này bị nhiều người coi là mê tin dị đoan. Chúng ta cần phải làm có những việc làm, hành động thiết thực để trả lại cho hầu đồng một cái nhìn khách quan nhất.

  • người có căn âm
  • người có căn tu
  • phương pháp xác định căn đồng
  • cách soi căn
  • căn đồng số lính – những ngày tháng cơ đày
  • thơ về căn đồng số lính
  • người có căn cô bơ
  • tử vi xem căn số

Khẩu nghiệp là gì?