Mâm ngũ quả thường thấy trên bàn thờ gia tiên của người dân Việt vào những dịp lễ Tết. Thể hiện lòng thành kính biết ơn ông bà, tổ tiên và các bậc bề trên. Mâm ngũ quả có 5 loại quả khác nhau, mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nên đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng nhưng khi 5 loại quả tựu lại mang một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ngũ quả với những màu sắc khác nhau tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Số 5 mang nhiều ý nghĩa đối với người á đông. Trong đó 5 phương tụ về một mang ý nghĩa ngày tết con cháu 5 phương tụ họp sum vầy có chút lễ dâng lên ông bà, tổ tiên cầu mong một năm mới thuận lợi, gia đình hạnh phúc.
Tùy theo vùng miền sẽ trưng bày 5 loại quả khác nhau.
- Miền bắc mâm ngũ quả tượng trưng cho ước muốn giàu có, sức khỏe, bình yên…
Quả chuối: tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm
Quả sung: tượng trưng cho sự sung túc, ấm no
Quả phật thủ: tượng trưng mong muốn gia đình an khang thịnh vượng
Quả quất: tượng trưng cho sự may mắn
Quả lê: tượng trưng cho sự trưởng thành, thành đạt - Miền trung mâm ngũ quả đơn giản hơn có gì cúng nấy. Mâm ngũ quả miền trung mang ý nghĩa dâng lên tổ tiên, ông bà những gì mình có. Với ước muốn hi vọng một năm mới bình an, sung túc.
- Miền nam mâm ngũ quả tượng trưng cho ước muốn một năm an bình, hạnh phúc và sung túc. Người dân thường lựa chọn những loại quả: cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, thơm… làm mâm ngũ quả
Những điều tối kỵ khi bài trí bàn thơ gia tiên
- Lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng bàn thờ càng đẹp, càng đầy đủ thì con cháu càng có lộc. Nhưng thực chất bàn thơ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương. Gia chủ chỉ nên bày biện vừa đủ để tránh gây mất thẩm mỹ
- Ngoài mâm ngũ quả thật đẹp cần có thêm cặp bánh chưng, bánh dày là đầy đủ và ý nghĩa. Những lễ vật này chứa đựng cả yếu tố âm dương, ngũ hành và đúng chuẩn phong tục cổ truyền dân tộc.
- Nếu gia chủ đang đặt bàn thờ gia tiên chung với bàn thờ Phật hay thờ Mẫu thì nên tách riêng. Bàn thơ gia tiên đặt thấp hơn và tách biệt. Những lễ vật cúng xong nên bỏ xuống để thụ hưởng tránh bày từ ngày này qua tháng khác.
- Điểm cấm kỵ là không nên đặt lên bàn thờ đồ giả ví dụ như hoa, quả giả… Bàn thờ chính là nơi thiêng liêng chỉ nên bày biện những đồ tinh khiết sạch sẽ như hương, hoa , quả… tuyệt đối không nên đặt mâm lễ vật mặn. Mỗi gia đình nên có một chiếc bàn nhỏ để đặt mâm cúng bên dưới.
Ý nghĩa việc bốc lại bát hương và tỉa chân hương
Bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng, thanh tịnh nên cần có sự quan tâm lau dọn thường xuyên không nhất thiết phải đợi đến dịp lễ Tết. Quan trọng khi thực hiện sang sửa bát hương, tỉa bớt chân hương phải nghiêm túc thành tâm thể hiện lòng thành kính.
Trước khi bắt đầu, người lau dọn bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương xin phép thần linh và các bậc bề trên.
Khi tỉa bớt chân hương, nên rút từng chút một cho đến khi bát hương còn một số lẻ ví dụ 3, 5, 7, 9. Số còn lại mang đi hỏa tro, đổ xuống sông hay vùi vào gốc cây. Lưu ý không được vứt các đồ thờ cúng hay chân hương vào thùng rác, nơi ô uế.
Một số trường hợp nên thực hiện bốc bát hương mới như gặp vận hạn, về nhà mới, tách bát hương… Và ai cũng có thể thực hiện công việc này, tốt nhất là người trụ cột trong gia đình. Khi bốc lại bát hương, cần đổ hết tro cũ, rửa sạch bát hương rồi mới bốc lại
Khi vệ sinh bát hương nên dùng rượu gừng, khăn sạch lau từ miệng bát hương trở xuống. Sau khi vệ sinh sạch sẽ đặt bát hương yên vị trên bàn thờ. Gia chủ không được xê dịch bát hương nữa. Khi thêm tro mới cần cách miệng bát hương từ 1 – 2 cm.
Khi hoàn thành công việc cần thắp hương báo mời thần linh và các bậc bề trên trở về.
Nên đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả
Trên bàn thờ gia tiên ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ và bát hương. Theo các chuyên gia phong thủy những người có kinh nghiệm trong cúng kính, tâm linh thì mâm ngũ quả thường đặt hơi chếch về bên trái theo hướng thờ cúng và đặt sau bát hương
Thông qua bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn đọc xác định đúng vị trí đặt mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên